Một món quà - Truyện ngắn của Thảo Nguyên (Bình Dương)
Thiếu tá, thạc sĩ, bác sĩ Phạm Thành Luân, khoa Xạ trị, Viện Ung bướu và Y học hạt nhân, Bệnh viện Quân y 175 cho biết, từ năm 2019, Bệnh viện Quân y 175 triển khai thường quy kỹ thuật sinh thiết xương dưới hướng dẫn của máy CLVT.Tuy nhiên, kỹ thuật này áp dụng khá hạn chế, nhiều tình huống tiên lượng khả năng tai biến cao (chảy máu, tổn thương thần kinh, tủy sống, gãy xương) do bác sĩ không thể thực hiện hoặc bệnh nhân cũng không đồng ý thực hiện.Ngoài ra, kỹ thuật kinh điển cũng có nhiều nhược điểm khác, như: bệnh nhân đau nhiều, thời gian sinh thiết thường kéo dài khoảng 45 - 60 phút, kim đi sai hướng dẫn đến phải rút kim và chọc lại chụp CLVT kiểm tra nhiều lần (trung bình 5 - 7 lần) gây tăng liều chiếu xạ lên người bệnh và nhân viên y tế.Từ năm 2022, Bệnh viện Quân y 175 được trang bị Robot MaxiO hỗ trợ định vị dẫn đường, ứng dụng trong sinh thiết các khối u tạng đặc (phổi, gan, thận…), dẫn hướng cho việc điều trị u bằng sóng cao tần… Kỹ thuật này đã chứng minh hiệu quả vượt trội, tính an toàn cao so với trước đây. Nhưng, nếu dùng Robot để thực hiện toàn bộ quy trình sinh thiết xương lại không khả thi, do kim sinh thiết xương (kim lớn và có cán rộng hơn nhiều lần kim sinh thiết mô mềm) không phù hợp với cánh tay hẹp của Robot khi thực hiện thao tác khoan cắt cơ quan có độ cứng cao như xương. Hơn nữa Robot sẽ cảnh báo mất an toàn và dừng hoạt động khi có xoay lắc mạnh qua cánh tay của hệ thống (trong khi muốn khoan được mảnh xương thì thường phải khoan tịnh tiến và xoay lắc mạnh)."Chúng tôi nhận thấy Robot MaxiO có ưu điểm vượt trội nếu áp dụng vào sinh thiết xương. Đặc biệt là sinh thiết ở các vị trí khó tiếp cận, tổn thương nhỏ, sâu nhờ khả năng định vị - dẫn đường rất chính xác. Chúng tôi đã cải tiến và thông qua hội đồng chuyên môn quy trình sinh thiết xương bằng cách kết hợp quy trình kinh điển với việc dùng Robot và một số cải tiến khác", bác sĩ Phạm Thành Luân chia sẻ.Theo bác sĩ Phạm Thành Luân, việc kết hợp quy trình kinh điển với việc dùng Robot và một số cải tiến khác đã chứng minh những ưu điểm hơn trước.Thứ nhất, dùng Robot hỗ trợ ở những bước đầu quan trọng nhất, tức hỗ trợ dẫn đường để đi đến vỏ xương đúng hướng vào tổn thương. Sau đó ngưng sử dụng Robot và tiếp tục quy trình khoan cắt bằng tay như cũ. Khi đã được Robot dẫn đường chính xác thì việc khoan cắt này rất an toàn và chính xác so với cách làm cũ chỉ chọc kim theo kinh nghiệm của bác sĩ. Thứ hai, dùng túi hút chân không định hình cố định bệnh nhân chắc chắn. Điều này giúp trong quá trình sinh thiết hầu như bệnh nhân không di lệch.Thứ ba, gây tê hiệu quả bằng cách tiêm thuốc tê qua cánh tay dẫn đường của Robot, đúng đường đi của kim sinh thiết đến tận vỏ xương, vị trí phân bố nhiều thần kinh cảm giác đau nhất của xương."Kỹ thuật sinh thiết xương sau khi cải tiến đã áp dụng tại Bệnh viện Quân y 175 đã sinh thiết được các vị trí xương khó và rất khó, ít xâm lấn mang lại hiệu quả không thua kém so với phẫu thuật mổ mở mang tính tàn phá (trước đây không có Robot hỗ trợ không thể sinh thiết). Hơn 1 năm triển khai, chúng tôi đã sinh thiết được 95 bệnh nhân, trong đó có những ca rất khó như 8 vị trí xương sọ - nền sọ, 12 cột sống cổ, 24 cột sống ngực và 30 ca cột sống lưng ở vị trí khó (tổng 74 ca)", bác sĩ Phạm Thành Luân thông tin.Cũng theo bác sĩ Phạm Thành Luân, kỹ thuật sinh thiết xương này có thể chuyển giao dễ dàng để áp dụng nhân rộng cho các cơ sở y tế có trang bị Robot MaxiO mà không cần mua thêm trang thiết bị nào. Với các cơ sở chưa có Robot có thể gửi bệnh nhân tới các cơ sở y tế có trang bị để thực hiện nhằm mang lại lợi ích khai thác hiệu quả trang thiết bị cho bệnh nhân. Mặt khác, kỹ thuật sinh thiết xương này không chỉ áp dụng phục vụ cho chuyên ngành ung thư mà còn được áp dụng sinh thiết - lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm vi sinh cho các chuyên ngành nội thần kinh, ngoại thần kinh cột sống, hàm mặt, xương khớp, lao... ở nhiều cơ sở y tế.Bác sĩ Nguyễn Thành Công, Trưởng khoa Xạ trị, Viện Ung bướu và Y học hạt nhân, Bệnh viện Quân y 175 chia sẻ thêm, phương pháp mới trong sinh thiết xương tại Bệnh viện Quân y 175 mang lại hiệu quả về kinh tế - xã hội.Theo đó, giảm được gánh nặng, chi phí y tế. Giảm tải bệnh nhân chờ mổ vốn đang quá tải tại nhiều bệnh viện. Chăm sóc sau mổ đơn giản, chỉ có sẹo rạch da 5 mm."Nếu chỉ tính riêng chi phí về giá kỹ thuật, 1 ca sinh thiết theo quy trình của kỹ thuật này này so với mổ mở đã giảm được 75% chi phí", bác sĩ Nguyễn Thành Công nói.Kỹ thuật sinh thiết xương với sự hỗ trợ của Robot MaxiO là sáng kiến cải tiến, được bình chọn là 1 trong 27 công trình tham dự vòng cuối của giải thưởng Thành tựu Y khoa Việt Nam lần thứ V do Sở Y tế TP.HCM tổ chức. Bệnh viện Quân y 175 cũng đề xuất tham dự giải thưởng tuổi trẻ sáng tạo trong quân đội lần thứ 25 năm 2025.Mặt đường lún sụp
Theo nguồn tin của Thanh Niên, ngày 21.1 tới đây, 5 đơn vị được vào vòng 2 cuộc thi tuyển quốc tế ý tưởng quy hoạch - kiến trúc bán đảo Bình Quới - Thanh Đa sẽ bước vào giai đoạn báo cáo thuyết minh phương án thiết kế trước Hội đồng chuyên môn. Từ đó sẽ chọn ra ý tưởng xuất sắc nhất, mang đến phương án quy hoạch bán đảo Bình Quới - Thanh Đa xứng tầm, đem lại lợi ích lớn cho người dân. Không chỉ hơn 16.600 người dân bán đảo Bình Quới - Thanh Đa mong ngóng, mà người dân TP.HCM đều chờ đợi sớm có cái kết đẹp cho bán đảo bị “treo” suốt 3 thập kỷ bởi những dự án được vẽ ra nhưng không thể hiện thực hóa.Người dân sẽ thụ hưởng giá trị tương lai của quy hoạch, đó chắc chắn là tiêu chí quan trọng để lựa chọn ý tưởng thắng giải. Ghi nhận ý kiến của người dân bán đảo Bình Quới - Thanh Đa cũng như TP.HCM, hầu hết đều mong mỏi TP sẽ sáng suốt lựa chọn được ý tưởng quy hoạch xứng tầm, mang lại sự phát triển tổng thể về kinh tế, hạ tầng giao thông - hạ tầng xã hội, du lịch, môi trường, diện mạo đô thị, nhà ở khang trang, phát huy lợi thế vị trí, giá trị tự nhiên sông nước của bán đảo… “Chúng tôi kỳ vọng quy hoạch sẽ giúp Bình Quới - Thanh Đa đi sau nhưng sẽ phát triển nhanh, có những công trình biểu tượng, tạo dấu ấn mới, trở thành một điểm đến tầm cỡ quốc tế, giúp người dân nơi đây được mở mày mở mặt sau hơn 30 năm chờ đợi…”, anh Trọng Việt - người dân tại quận 1 TP.HCM nói.Theo các chuyên gia, cuộc thi này có vai trò đặc biệt quan trọng nhằm tìm ra giải pháp quy hoạch không gian đô thị phù hợp, không chỉ giúp Bình Quới - Thanh Đa “lột xác” mà còn giúp “hòn ngọc” này tỏa sáng, vươn mình trở thành một điểm nhấn tầm cỡ của đô thị lớn nhất cả nước. Muốn vậy, quy hoạch bán đảo Bình Quới - Thanh Đa cần chú trọng chiến lược phát triển bền vững, tạo ra một cộng đồng có tính thích ứng, phát triển hài hòa với dòng chảy sông Sài Gòn; phát huy cảnh quan ngập nước, tạo nên các khu du lịch sinh thái ven sông, tôn vinh các giá trị văn hóa địa phương độc đáo... Nếu Trường Thọ gắn với đổi mới sáng tạo, thương mại dịch vụ thì Thanh Đa sẽ phát triển nhiều mảng công viên xanh, trở thành một “sân chơi”, điểm đến đa trải nghiệm của TP. Khi đó, người dân được sống trong những không gian vừa hiện đại vừa sinh thái, đồng thời có thể làm giàu nhờ phát triển du lịch, dịch vụ. Theo KTS Ngô Viết Nam Sơn, Thanh Đa dù chỉ là một bán đảo nhưng quy hoạch phải nhìn trong tổng thể phát triển sông Sài Gòn, đặt trong chiến lược phát triển đến 2030 - 2050. Do đó, phải đặt ra hết vấn đề liên kết với trung tâm hiện hữu thế nào, nối ra biển, nối về Bình Dương, nối với tuyến đường ven sông Sài Gòn ra sao… Gắn với định hướng dài hạn đó thì TP.HCM sẽ đạt mục tiêu tái hiện đô thị gắn kết với sông nước, đem lại giá trị rất lớn cho TP.HCM cũng như toàn vùng Đông Nam bộ. Bên cạnh đó, cần tạo ra những công trình điểm nhấn, biểu tượng, đẳng cấp nhất, đẹp nhất ở Bình Quới - Thanh Đa để xứng tầm với vị thế "hòn ngọc trong hòn ngọc" của bán đảo. KTS Khương Văn Mười, nguyên Chủ tịch Hội Kiến trúc sư TP.HCM, kỳ vọng những công trình cao nhất, đẹp nhất của TP.HCM sẽ đặt ở bán đảo Thanh Đa. Khi đó, bán đảo Thanh Đa sẽ thành trung tâm đô thị, hành chính và công viên ngập nước tầm cỡ quốc tế. Với mục tiêu đưa bán đảo Bình Quới - Thanh Đa phát triển xứng tầm với vị thế "hòn ngọc trong hòn ngọc" của mình, nơi đây sẽ có các công trình điểm nhấn, công trình phức hợp đa năng (như văn phòng - thương mại), khách sạn 5 sao phục vụ du lịch cao cấp. Đồng thời, cần công trình đa năng, sáng tạo, đặc sắc như quần thể triển lãm, trình diễn show nhạc nước, thực cảnh hay công viên chuyên đề với công trình biểu tượng nghệ thuật như có những cây cầu đặc biệt, hay các đài phun nước tạo ấn tượng cho cảnh quan… Từ đó, mang đến diện mạo mới khang trang, cảnh quan hiện đại với những công trình kiến trúc đẹp, trở thành niềm tự hào cho người dân TP."Việc tìm kiếm một công trình kiến trúc điểm nhấn, mang tính biểu tượng ở TP.HCM là cần thiết. Nhắc tới Úc là người ta nghĩ tới Nhà hát Opera Sydney (Nhà hát Con Sò) tại Sydney, Hà Lan thì có công trình cối xay gió…, những công trình này mang ý nghĩa giá trị đặc biệt cho riêng địa phương, nhắc tới là nhớ đến TP đó ngay lập tức. Câu chuyện này lâu nay chúng ta cũng tính đến nhưng vẫn chưa triển khai được. Vị trí có thể tính đến là ở bán đảo Thanh Đa. Cốt lõi công trình đó phải đạt đến tầm cỡ, tức là nhìn thấy nó thì người ta biết ngay là TP.HCM", KTS Khương Văn Mười nêu quan điểm.Để phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của bán đảo, KTS Ngô Viết Nam Sơn cho rằng đầu tiên bản quy hoạch không thể chỉ nhìn hạn hẹp trong ranh giới Bình Quới - Thanh Đa, mà phải nhìn rộng hơn trong tương quan tổng thể không gian đô thị bên này bán đảo và bên kia sông. Ranh giới nghiên cứu quy hoạch không chỉ là bờ sông bao quanh bán đảo, mà cần tính từ các trục giao thông huyết mạch xung quanh, ở bên kia sông. Nhiều chuyên gia cũng đồng tình, vị trí Bình Quới - Thanh Đa cần gia tăng kết nối với các khu vực lân cận như Thảo Điền, Trường Thọ, Rạch Chiếc thông qua hệ thống giao thông đường bộ (quy hoạch 3 - 4 cây cầu), đường thủy, các cây cầu đi bộ, thậm chí nghĩ tới hệ thống monorail, phát triển hệ thống bến du thuyền kết hợp không gian mặt nước...Cần ít nhất 3 - 4 cầu nối thẳng sang khu cảng Trường Thọ, khu đô thị An Phú, Linh Đông… “Các hồ sơ dự thi ý tưởng quy hoạch Thanh Đa cần nêu chi tiết vị trí xây dựng cầu. Giải được bài toán kết nối sẽ tạo nên cơ hội và động lực mới, thúc đẩy việc khai thác tiềm năng bảo tồn, chỉnh trang, và phát triển các khu đô thị trên bán đảo Thanh Đa cũng như các khu bên kia sông”, KTS Ngô Viết Nam Sơn nói thêm.Bên cạnh chức năng kiến tạo không gian sống hiện đại, sinh thái với chất lượng sống cao, bán đảo Bình Quới - Thanh Đa còn giàu tiềm năng để định vị là điểm đến vui chơi, nghỉ dưỡng, nơi diễn ra các hoạt động du lịch, triển lãm văn hóa nghệ thuật hàng đầu của TP.HCM. Từ đó mang lại giá trị kinh tế, phát triển du lịch dịch vụ, thương mại, giúp tạo công ăn việc làm, mang đến thu nhập bền vững, làm giàu cho người dân. Cũng từ đó, đời sống tinh thần của người dân được nâng cao.Việc tổ chức cuộc thi khẳng định quyết tâm thay đổi "vận mệnh" Bình Quới - Thanh Đa của TP.HCM. Các chuyên gia kỳ vọng, với sự góp sức của các đơn vị quy hoạch, kiến trúc tầm cỡ quốc tế, sớm đưa bán đảo Bình Quới - Thanh Đa lột xác trở thành trung tâm về đô thị - du lịch sinh thái tầm vóc quốc tế, mang lại giá trị thụ hưởng lớn cho chính người dân nơi đây.Nói về việc quy hoạch Thanh Đa nhiều lần bị lỡ hẹn, theo KTS Võ Kim Cương, nguyên Phó kiến trúc sư trưởng TP.HCM, bên cạnh những khó khăn, tồn tại cũ như quy mô dự án quá lớn, nguồn vốn cao, khả năng thu hút nhà đầu tư thấp, thì một phần do quy hoạch, định hướng phát triển và cách làm trong giai đoạn trước chưa phù hợp, khiến dự án không khả thi, dùng dằng mãi không thể dứt điểm. Trong lần trở lại này, cuộc thi kỳ vọng tìm ra được quy hoạch phù hợp, khả thi, từ đó hấp dẫn được các nhà đầu tư cùng tham gia. TP.HCM quyết tâm “hồi sinh” vùng đất này khi đưa dự án Bình Quới - Thanh Đa vào danh mục các dự án tiêu biểu cấp TP thi đua chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), với mục tiêu đến ngày 30.4 sẽ hoàn thành tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án.
Thùy Trang kể kỷ niệm được Tài Linh, Thanh Hằng giúp đỡ khi quay MV
Sau khi đoạn clip ghi lại khoảnh khắc cô gái mắc kẹt dưới cửa cuốn khi đang dắt xe máy ra khỏi nhà lan truyền trên mạng xã hội, nhiều bình luận cho rằng sự bất cẩn của cô gái đã khiến chính cô rơi vào tình huống nguy hiểm. Vậy vì sao điều khiển lúc này lại mất tác dụng?Chia sẻ với phóng viên Báo Thanh Niên, ông Trần Minh Thông (51 tuổi, là chủ một xưởng sắt ở quận Bình Tân, TP.HCM) cho biết cửa cuốn thường có 2 loại, 1 loại đẩy tay và 1 loại chạy bằng motor. Trong clip cô gái bị kẹt dễ nhận thấy đây là loại cửa tự động, nâng hạ bằng remote (điều khiển)."Theo đoạn clip thì cửa cuốn này không có cảm ứng, có thể là do remote bị hư, hoặc cũng có thể là hết pin, làm chậm nhận sóng" - ông Thông cho biết.Trong video, cô gái đã rất bất lực khi cánh cửa vẫn cứ hạ xuống sát đất, cho đến khi cô luồng xuống bàn để chân của xe máy thì mới chật vật thoát khỏi cánh cửa. Nguyên nhân là vì trước đó vài giây, cô gái lùi xe ra trong lúc cửa đang hạ xuống. Đây cũng là thói quen chủ quan của nhiều người, để tiết kiệm thời gian và đảm bảo rời đi trong lúc cửa đã sập xuống hết. Tuy nhiên, những gì diễn ra trong video này là một lời cảnh tỉnh với ai có thói quen đó.Vào tháng 4.2023, Báo Thanh Niên đã đưa tin về một vụ tai nạn thương tâm cũng liên quan đến cửa cuốn ở tỉnh Quảng Ninh khiến 1 bé trai 11 tuổi tử vong.Qua điều tra, vụ việc xảy ra vào sáng 2.4.2023, bé trai bị cửa cuốn của gia đình đè lên người. Sau khi phát hiện sự việc, gia đình và hàng xóm đã đưa cháu bé đến bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh cấp cứu nhưng nạn nhân không qua khỏi.Cảnh báo về những trường hợp nguy hiểm như vừa nêu, ông Trần Minh Thông cho biết phải thường xuyên kiểm tra và thay pin cho remote cảm ứng cửa cuốn để tránh những sự cố, thậm chí là phải thật cẩn trọng để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc."Nên thay pin cho remote từ 4 đến 6 tháng một lần. Nếu như có gắn hệ thống cảm ứng rồi thì cũng phải đề phòng lúc sét đánh hoặc chuột cắn dây điện, sẽ làm hệ thống hư" - Ông Thông nói.Ông cũng khuyên không nên "tiết kiệm thời gian" như cô gái trong video, phải thoát ra khỏi cửa rồi mới bấm điều khiển. Tốt nhất là nên để cửa ở vị trí cao nhất lúc đi ngang qua cửa.
Phát biểu tại lễ đón nhận chứng nhận JCI của tập đoàn y tế Phương Châu ngày 30.12, tiến sĩ - bác sĩ Hà Anh Đức (Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế) đánh giá cao sự nỗ lực của tập đoàn khi có 3/4 bệnh viện đạt chuẩn JCI, trở thành hệ thống y tế đầu tiên tại Đông Nam Á đạt chứng nhận này. JCI là chứng chỉ hàng đầu trong quản lý chất lượng y tế do Mỹ sáng lập, chịu trách nhiệm thẩm định với hàng nghìn tiêu chí. Khi đạt được chứng nhận này cho thấy quy trình quản lý chất lượng bệnh viện rất tốt."Về công tác quản lý chất lượng y tế, Bộ Y tế sẽ từng bước nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại các bệnh viện công lập cũng như tư nhân. Cụ thể, Bộ Y tế đã ban hành thông tư quy chuẩn về yêu cầu đảm bảo chất lượng cho các bệnh viện ở mức cơ bản. Trong năm 2025, Bộ sẽ tham khảo các tiêu chuẩn JCI với sự tham vấn của các chuyên gia để nâng từ mức chuẩn cơ bản lên nâng cao. Điều này là xu thế tất yếu trong bối cảnh hội nhập quốc tế", tiến sĩ Anh Đức chia sẻ.Theo ông Đức, để đạt được điều này, bên cạnh công tác tuyên truyền, Bộ Y tế cũng sẽ tổ chức các buổi hội nghị, hội thảo có sự tham gia của các chuyên gia JCI để các cơ sở y tế công lập, tư nhân hướng đến các tiêu chuẩn quốc tế. Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hồ (Nhà sáng lập Tập đoàn Y tế Phương Châu) cho biết, chứng nhận JCI Enterprise tiếp tục đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ về lĩnh vực quản lý chất lượng bệnh viện của tập đoàn. Khách hàng đến khám, chữa bệnh tại các bệnh viện trong hệ thống đều nhận được chất lượng dịch vụ y tế an toàn như nhau và đồng bộ về chất lượng chăm sóc theo tiêu chuẩn quốc tế này. Hệ thống mong muốn mang đến hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người mẹ và bé đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế và tinh thần phụng sự từ tâm.Trước đó, năm 2022, Bệnh viện Phương Châu (Cần Thơ) đã đạt con dấu vàng JCI đầu tiên trong hệ thống, trở thành bệnh viện đầu tiên tại Đồng bằng Sông Cửu Long và thuộc top 6 bệnh viện trên toàn quốc đạt được JCI. Năm 2024, 2 bệnh viện Phương Châu Sóc Trăng và Bệnh viện Phương Nam (TP.HCM) đồng thời đạt được 2 chứng nhận JCI, nâng tổng số lượng bệnh viện đạt JCI của Tập đoàn lên 3/8 bệnh viện tại Việt Nam.JCI - Joint Commission International là tổ chức giám định chất lượng bệnh viện của Mỹ. Chứng nhận JCI được đánh giá là tiêu chuẩn khắt khe bậc nhất về an toàn người bệnh và chất lượng chăm sóc y tế dành cho các bệnh viện và cơ sở chăm sóc y tế. JCI Enterprise là chứng nhận quốc tế danh giá được công nhận bởi JCI dành cho hệ thống y tế có từ 3 bệnh viện đạt chứng nhận JCI với hơn 1.200 tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn cho người bệnh.
Nhiều bi sắt liên tục rơi trúng nhà dân ở TP.HCM: Bà con lo lắng mong tìm ra nguyên nhân
Mặc dù pin lithium-ion hiện là tiêu chuẩn, nhưng chi phí sản xuất cao và sự phụ thuộc vào kim loại hiếm đã trở thành rào cản lớn trong việc mở rộng thị trường xe điện (EV) và giảm thiểu việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch.Công nghệ đến từ CALT có thể mở ra cơ hội giúp pin natri-ion trở thành một lựa chọn khả thi trên thị trường chính thống. Theo dự báo, sản xuất pin natri-ion sẽ tăng trưởng mạnh mẽ, đạt 140 gigawatt-giờ vào năm 2030, gấp 13 lần so với hiện tại. Trong khi đó, sản xuất pin lithium-ion cũng dự kiến sẽ tăng gấp ba lần trong cùng thời gian.Nhà phân tích Catherine Peake tại Benchmark cho biết "Động lực chính thúc đẩy thị trường pin natri-ion là khả năng cạnh tranh về chi phí với pin lithium-ion".Pin natri-ion có lợi thế về chi phí sản xuất thấp hơn, sử dụng nguyên liệu dễ khai thác và dồi dào hơn, đồng thời có nguy cơ cháy nổ thấp hơn nhờ vào cấu trúc vật liệu catốt ít phản ứng hơn. Tuy nhiên, nhược điểm của chúng là trọng lượng nặng hơn, dẫn đến phạm vi hoạt động giảm, điều này đòi hỏi cần nhiều nghiên cứu để cải thiện tính khả thi cho người tiêu dùng.Một số nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đã bắt đầu sử dụng pin natri-ion cho các dòng xe tiết kiệm và chúng cũng đã được áp dụng trong các dịch vụ lưu trữ lưới điện, nơi trọng lượng không phải là yếu tố quan trọng. Đặc biệt, pin natri-ion vẫn có khả năng sạc ở nhiệt độ dưới 0 độ - một điểm yếu của pin lithium-ion.Không chỉ Trung Quốc, Mỹ cũng đã phát triển pin natri-ion trong một thời gian. Phòng thí nghiệm quốc gia Argonne của Mỹ cũng đã nhận được 50 triệu USD tài trợ để phát triển công nghệ pin natri bền vững trong vòng 5 năm tới. Christopher Johnson, nhà hóa học cao cấp tại Argonne, cho biết: "Chương trình pin của chúng tôi đã nghiên cứu pin natri-ion trong hơn một thập kỷ. Thiết kế cấu trúc catốt của chúng tôi giúp pin natri-ion trở thành giải pháp thay thế hấp dẫn cho xe điện bền vững và tiết kiệm chi phí".Giám đốc Paul Kearns của Argonne nhấn mạnh rằng công nghệ pin natri-ion sẽ góp phần vào việc chuyển đổi nhiều loại xe sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng bền vững hơn, như năng lượng mặt trời và gió, từ đó giúp giải quyết vấn đề ô nhiễm toàn cầu.